Liên kết Website
Thần tích Đền làng Cẩm La (Mộ tướng quân Đặng Quang)
Thờ Tướng quân Đặng Quang- Đương Cảnh Thành Hoàng Vũ Căng Uy dũng Công Thần; Tây Việt Phúc Thần Đại Vương – Uy dũng Vũ Căng Công Thần Hoàng Liệt Tây Việt Thượng đẳng Phúc Thần.
Tương truyền, Thần Đặng Quang quê ở La Sơn, trấn Nghệ An (1a) giòng dõi công thần, là con thứ của tướng quân Đặng Tất;(1b) Thần có phong thái lịch duyệt, tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang,thường đi nhiều nơi kết giao bạn bè, nuôi chí báo đền nợ nước.
Đến thờiTrần Giản Đế (2a); quân Minh xâm lược nước ta,(2b) chúng xây dựng Lam Thành ở trấn Nghệ An. Năm 40 tuổi Ngài đến vùng đất Cẩm La, huyện Tống Sơn, Ngài thấy ở đây núi non hiểm trở, sông suối bao bọc quanh trang ấp, nhân dân thuần hậu, Ngài dựng một ngôi nhà bằng tre nứa lợp cỏ tranh xăng gọi là “Viên Long Xá”. Nhân dân địa phương rất kính trọng, yêu mến đức tài của Ngài; từ đó Ngài chiêu tập nhân tài, nghĩa dung được hơn trăm người, lấy danh hiệu là Tây Việt, danh tiếng vang động đến Lam Thành; Ngài đã từng mang quân cư chiến với giặc Minh ở Lam Thành bất phân thắng bại; rồi mang quân sĩ từ Cẩm La hội quân cùng cha là Đặng Tất, anh trai là Đặng Dung cùng tướng sĩ của Vua Giản Định Đế tiến đánh thắng lớn quân Minh ở trận Bô Cô (Nam Định) và trận thành Cổ Lộng (Hưng Yên), chém được tướng Lữ Nghị, truy đuổi Tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh phải rút chạy về Thành Đông Đô.
Sau đó Ngài cùng anh trai trưởng là Đặng Dung, tướng Nguyên Cảnh Chân (con của Tướng Nguyên Cảnh Dị) về Nghệ An rước Trần Quý Khoáng (Khuếch) lên làm vua xưng là Trần Trùng Quang (1b). Nhà Vua Trần Trùng Quang nghĩ đến công trạng của Ngài và cácvị anh hùng chiến sĩ, phong cho Ngài tước Hầu; Ngài khiêm tốn không nhận chức, vua lại thưởng cho ngài 100 lượng bạc. Ngài nhận đem về bản ấp (Thôn Cẩm La) làm yến tiệc ban thưởng cho tướng sĩ và quân dân, Ngài còn tặng cho dân Cẩm La 100 quan tiền. Sau đó Ngài từ dã nhân dân Cẩm La trở về quê quán (La Sơn Nghệ An).
Chưa đầy một năm sau Ngài mắc bệnh mà mất vào ngay17 tháng 5 (1410). Nghe tin, nhân dân làng Cẩm La từ già tới trẻ gái trai thương cảm vô cùng, làm lễ điếu viếng. Cùng nhau làm một miếu tranh tại bản ấp, và ngày mất của Ngài được nhân dân làm lễ kính viếng và lấy Thần hiệu của ngài là Tây Việt Vương, thờ làm Thành Hoàng của làng, từ đó nhân dân làm ăn thịnh vượng nhờ có linh ứng phù hộ của Ngài.
Nhà vua nghe tin Ngài mất rất thương xót một vị công thần dã có công với nước, nên vua phong sắc và cấp tiền của, lệnh cho dân Cẩm La dựng đền thờ.
Đến đời Hồng Thuận,(3) Ngài đượcTriều Lê tặng sắc phong: “Đương cảnh Thành Hoàng vũ căng uy dùng, Công thần Tây Việt Phúc thần Đại Vương”.
Đến năm Hồng Phúc thời vua Anh Tông (5) Nhà Mạc nổi loạn, nhà vua sai tướng đem quân đánh quân Mạc ở huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Khi quân nhà Lê đi qua bản ấp Cẩm La đóng quân gần chỗ đền thờ Ngài, vào một đêm được Thần báo mộng là sẽ có âm trợ giáp chiến; quả nhiên quân Mạc đại bại, nhà Lê lấy lại được nước.
Đại tướng Lê Bá Ky, Thiết Sơn bá Trần Trân về triều tấu thỉnh sự việc được Thần âm phù trợ lực cho thắng. Nhà vua phong tặng mỹ tự cho Ngài là” Phúc Thần Thượng Đẳng” và một đạo sắc phong ”Uy Dũng vũ căng Công thần Hoàng Liệt, Tây Việt Vương Đẳng phúc thần” đồng thời chuẩn y cho dân Cẩm La đèn hương hằng năm cúng tế.
Đền thờ tướng quân Đặng Quang được xây dựng tại đồng Khang, (Cẩm La) Đền tọa Quý, hướng Đinh; hàng năm lấy ngày 17/5 làm ngày húy kỵ; ngày 12 tháng 8 làm ngày Lễ hội làng, bốn mùa cúng tế.
Bản Thần tích được lập vào mùa xuân năm đầu niên hiệu Hồng PhúcMùa đông năm Vĩnh Hữu thứ 3 (4).
Được Nguyễn Trịnh Hoàng và Phạm Vũ Công (là 2 lão nho trong làng Cẩm La) chép lại.
Người dịch bản chữ Hán: Ông Văn Bình - Nguyên cán bộ Hán nôm Bảo tàng Thanh Hóa.
Di tích đền thờ tướng quân Đặng Quang (Làng Cẩm La , xã Phú Dương, huyện Tống Sơn xưa, nay là thôn Cẩm La, xã Quang Trung Thị xã Bỉm Sơn) đã được Sở VH-TT nay là Sở VH- TT-DL tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1995 cấp Tỉnh cùng với di tích Chùa Khánh Quang, Đền thờ Từ Thức, Khu mộ cổ Trạch Lâm thuộc xã Quang Trung;
Rất tiếc, kiến trúc của ngôi đền đã bị chiến tranh phá hoại toàn bộ vào những năm 60, 70,Đến nay, do điều kiện kinh phí của thôn Cẩm La và xã QuangTrung khó khăn nên ngôi đền có giá trị văn hóa lịch sử này chưa được phục hồi; những người làm công tác VH chúng tôi rất mong sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài địa bàn chung tay góp công sức, tài chính để sớm phục hồi, trả lại giá trị văn hóa lịch sử của đền Thờ tướng Quân Đặng Quang, một vị thần đã có công cứu nước giúp dân và tên của Ngài đã được UBND thị xã Bỉm Sơn đặt cho một con đường thuộc xã Quang Trung .
Chú thích của người tra cứu và giới thiệu:
(1a) Nay là huyện Đức Thọ Tỉnh Hà Tĩnh;
(1b) Sau trận Bô Cô và thành Cổ Lộng, chém được Tướng Lự Nghị đuổi tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh rút chạy về Đông đô, Giản Định Đế định đánh tràn vào thành Đông Đô nhưng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị khuyên nên hội đủ quân các lộ về mới có thể đè bẹp được quân thù. Vua Giản Định không cho là phải lại nghe theo lời dèm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn cảnh Dị giết đi Khi chết Đặng Tất có để lại bài thơ Cảm hoài nổi tiếng;
(2a) Tức Giản Định Đế Trần Quỹ, hoặc còn có tên là Trần Ngỗi (1407-1409);
(2b) Sau khi đã diệt Nhà Hồ;
(3) Quang Thuận 1460-1469; Hồng Đức 1470 – 1497 (thời vua Lê Thánh Tông);
(4) Năm Vĩnh Hữu thứ 3 là năm 1738 thời vua Lê Ý Tông;
( 5)Tên húy là Lê Duy Bang (1556 -1573).
Sưu tầm, khảo cứu và giới ThiệuTrần Đức Hậu
Thần tích Đền làng Cẩm La (Mộ tướng quân Đặng Quang)
Thờ Tướng quân Đặng Quang- Đương Cảnh Thành Hoàng Vũ Căng Uy dũng Công Thần; Tây Việt Phúc Thần Đại Vương – Uy dũng Vũ Căng Công Thần Hoàng Liệt Tây Việt Thượng đẳng Phúc Thần.
Tương truyền, Thần Đặng Quang quê ở La Sơn, trấn Nghệ An (1a) giòng dõi công thần, là con thứ của tướng quân Đặng Tất;(1b) Thần có phong thái lịch duyệt, tướng mạo khôi ngô, chí khí hiên ngang,thường đi nhiều nơi kết giao bạn bè, nuôi chí báo đền nợ nước.
Đến thờiTrần Giản Đế (2a); quân Minh xâm lược nước ta,(2b) chúng xây dựng Lam Thành ở trấn Nghệ An. Năm 40 tuổi Ngài đến vùng đất Cẩm La, huyện Tống Sơn, Ngài thấy ở đây núi non hiểm trở, sông suối bao bọc quanh trang ấp, nhân dân thuần hậu, Ngài dựng một ngôi nhà bằng tre nứa lợp cỏ tranh xăng gọi là “Viên Long Xá”. Nhân dân địa phương rất kính trọng, yêu mến đức tài của Ngài; từ đó Ngài chiêu tập nhân tài, nghĩa dung được hơn trăm người, lấy danh hiệu là Tây Việt, danh tiếng vang động đến Lam Thành; Ngài đã từng mang quân cư chiến với giặc Minh ở Lam Thành bất phân thắng bại; rồi mang quân sĩ từ Cẩm La hội quân cùng cha là Đặng Tất, anh trai là Đặng Dung cùng tướng sĩ của Vua Giản Định Đế tiến đánh thắng lớn quân Minh ở trận Bô Cô (Nam Định) và trận thành Cổ Lộng (Hưng Yên), chém được tướng Lữ Nghị, truy đuổi Tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh phải rút chạy về Thành Đông Đô.
Sau đó Ngài cùng anh trai trưởng là Đặng Dung, tướng Nguyên Cảnh Chân (con của Tướng Nguyên Cảnh Dị) về Nghệ An rước Trần Quý Khoáng (Khuếch) lên làm vua xưng là Trần Trùng Quang (1b). Nhà Vua Trần Trùng Quang nghĩ đến công trạng của Ngài và cácvị anh hùng chiến sĩ, phong cho Ngài tước Hầu; Ngài khiêm tốn không nhận chức, vua lại thưởng cho ngài 100 lượng bạc. Ngài nhận đem về bản ấp (Thôn Cẩm La) làm yến tiệc ban thưởng cho tướng sĩ và quân dân, Ngài còn tặng cho dân Cẩm La 100 quan tiền. Sau đó Ngài từ dã nhân dân Cẩm La trở về quê quán (La Sơn Nghệ An).
Chưa đầy một năm sau Ngài mắc bệnh mà mất vào ngay17 tháng 5 (1410). Nghe tin, nhân dân làng Cẩm La từ già tới trẻ gái trai thương cảm vô cùng, làm lễ điếu viếng. Cùng nhau làm một miếu tranh tại bản ấp, và ngày mất của Ngài được nhân dân làm lễ kính viếng và lấy Thần hiệu của ngài là Tây Việt Vương, thờ làm Thành Hoàng của làng, từ đó nhân dân làm ăn thịnh vượng nhờ có linh ứng phù hộ của Ngài.
Nhà vua nghe tin Ngài mất rất thương xót một vị công thần dã có công với nước, nên vua phong sắc và cấp tiền của, lệnh cho dân Cẩm La dựng đền thờ.
Đến đời Hồng Thuận,(3) Ngài đượcTriều Lê tặng sắc phong: “Đương cảnh Thành Hoàng vũ căng uy dùng, Công thần Tây Việt Phúc thần Đại Vương”.
Đến năm Hồng Phúc thời vua Anh Tông (5) Nhà Mạc nổi loạn, nhà vua sai tướng đem quân đánh quân Mạc ở huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Khi quân nhà Lê đi qua bản ấp Cẩm La đóng quân gần chỗ đền thờ Ngài, vào một đêm được Thần báo mộng là sẽ có âm trợ giáp chiến; quả nhiên quân Mạc đại bại, nhà Lê lấy lại được nước.
Đại tướng Lê Bá Ky, Thiết Sơn bá Trần Trân về triều tấu thỉnh sự việc được Thần âm phù trợ lực cho thắng. Nhà vua phong tặng mỹ tự cho Ngài là” Phúc Thần Thượng Đẳng” và một đạo sắc phong ”Uy Dũng vũ căng Công thần Hoàng Liệt, Tây Việt Vương Đẳng phúc thần” đồng thời chuẩn y cho dân Cẩm La đèn hương hằng năm cúng tế.
Đền thờ tướng quân Đặng Quang được xây dựng tại đồng Khang, (Cẩm La) Đền tọa Quý, hướng Đinh; hàng năm lấy ngày 17/5 làm ngày húy kỵ; ngày 12 tháng 8 làm ngày Lễ hội làng, bốn mùa cúng tế.
Bản Thần tích được lập vào mùa xuân năm đầu niên hiệu Hồng PhúcMùa đông năm Vĩnh Hữu thứ 3 (4).
Được Nguyễn Trịnh Hoàng và Phạm Vũ Công (là 2 lão nho trong làng Cẩm La) chép lại.
Người dịch bản chữ Hán: Ông Văn Bình - Nguyên cán bộ Hán nôm Bảo tàng Thanh Hóa.
Di tích đền thờ tướng quân Đặng Quang (Làng Cẩm La , xã Phú Dương, huyện Tống Sơn xưa, nay là thôn Cẩm La, xã Quang Trung Thị xã Bỉm Sơn) đã được Sở VH-TT nay là Sở VH- TT-DL tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 1995 cấp Tỉnh cùng với di tích Chùa Khánh Quang, Đền thờ Từ Thức, Khu mộ cổ Trạch Lâm thuộc xã Quang Trung;
Rất tiếc, kiến trúc của ngôi đền đã bị chiến tranh phá hoại toàn bộ vào những năm 60, 70,Đến nay, do điều kiện kinh phí của thôn Cẩm La và xã QuangTrung khó khăn nên ngôi đền có giá trị văn hóa lịch sử này chưa được phục hồi; những người làm công tác VH chúng tôi rất mong sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài địa bàn chung tay góp công sức, tài chính để sớm phục hồi, trả lại giá trị văn hóa lịch sử của đền Thờ tướng Quân Đặng Quang, một vị thần đã có công cứu nước giúp dân và tên của Ngài đã được UBND thị xã Bỉm Sơn đặt cho một con đường thuộc xã Quang Trung .
Chú thích của người tra cứu và giới thiệu:
(1a) Nay là huyện Đức Thọ Tỉnh Hà Tĩnh;
(1b) Sau trận Bô Cô và thành Cổ Lộng, chém được Tướng Lự Nghị đuổi tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh rút chạy về Đông đô, Giản Định Đế định đánh tràn vào thành Đông Đô nhưng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị khuyên nên hội đủ quân các lộ về mới có thể đè bẹp được quân thù. Vua Giản Định không cho là phải lại nghe theo lời dèm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn cảnh Dị giết đi Khi chết Đặng Tất có để lại bài thơ Cảm hoài nổi tiếng;
(2a) Tức Giản Định Đế Trần Quỹ, hoặc còn có tên là Trần Ngỗi (1407-1409);
(2b) Sau khi đã diệt Nhà Hồ;
(3) Quang Thuận 1460-1469; Hồng Đức 1470 – 1497 (thời vua Lê Thánh Tông);
(4) Năm Vĩnh Hữu thứ 3 là năm 1738 thời vua Lê Ý Tông;
( 5)Tên húy là Lê Duy Bang (1556 -1573).
Sưu tầm, khảo cứu và giới ThiệuTrần Đức Hậu