Truy cập

Hôm nay:
1812
Hôm qua:
1581
Tuần này:
7364
Tháng này:
39837
Tất cả:
1624362

Hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi ở xã Quang Trung.

Những năm qua, xã Quang Trung đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.Nhờ đó, người nông dân đãphát huy tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình với những nông sản mới ra đời, cho hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và thúc đẩy ngành nông nghiệp của xã phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi ở xã Quang Trung là một ví dụ điển hình.

637422710.jpg
Trước đây, gia đình ông Phạm Duy Thăng – Thôn 1, xã Quang Trung sử dụng khoảng 600m2mặt nước ao để trồng rau muống, rau cần. Công việc quanh năm vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Thế nên khi xã tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Thăng đã trăn trở lựa chọn. Sau quá trình tìm hiểu qua internet, ông nhận thấy, ốc nhồi là loài dễ nuôi, dễ chăm sóc, thức ăn của ốc đa dạng lại có sẵn, phù hợp để nuôi thả trên diện tích ao nhà mình. Vì vậy, ông đã bàn với vợ cải tạo lại ao, nuôi bèo và đặt mua ốc giống ở thành phố Sa Đéc.

Thời gian đầu, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nên ốc bị chết hơn một nửa. Thế nhưng điều đó không làm ông nản chí. Ông dành nhiều thời gian hơn để tích lũy kiến thức, kỹ thuật. Trong quá trình nuôi, ông chú ý hơn về mực nước, lượng thức ăn vừa đủ, đảm bảo cho sự phát triển của ốc mà không bị dư thừa, làm ô nhiễm môi trường ao. Nhờ nắm vững và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, nuôi thả nên ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt. Sau khoảng 4 tháng có thể thu hoạch.

Giờ đây, hằng ngày, vợ con ông đều mang ốc ra chợ bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Ngoài ra còn cung cấp cho thương lái để bỏ hàng tại các nhà hàng trên địa bàn thị xã. Ông nhẩm tính, sau khi trừ đi chi phí, mỗi tháng gia đình ông thu về khoảng hơn 20 triệu đồng.
Ngoài việc cung cấp ốc thương phẩm, ông Thăng còn cung cấp ốc giống ra thị trường. Ốc nhồi sinh sản quanh năm, nhưng để sinh sản tự nhiên tỷ lệ nở con sẽ thấp. Vì vậy hằng ngày ông Thăng đều thu gom trứng vào thùng ấp. Trong quá trình ấp trứng, ông phun nước để giữ độ ẩm cho trứng. Sau khi trứng nở, ông thả ốc con vào bể riêng, nuôi khoảng 10 ngày thì cho xuống ao theo từng khu vực để dễ dàng cung cấp ốc giống cho khách hàng.

Ông chia sẻ: Nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc nuôi ốc, nhiều hộ dân ở thôn 1 đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm. Ông đã nhiệt tình chia sẻ kỹ thuật nuôi ốc và cung cấp ốc giống cho mọi người. Đến nay, ở Thôn 1 đã có khoảng 10 hộ dân chuyển sang nuôi ốc nhồi. Hầu hết sau khi chuyển đổi, thu nhập của các hộ được nâng cao so với trước kia.

Đưa chúng tôi thăm quan ao nuôi ốc của gia đình, ông Thăng nhớ về những ngày còn trồng rau muống, rau cần. Ông nhẩm tính: Nuôi ốc nhồi cho thu nhập cao hơn hẳn việc trồng rau, mà lại nhàn hơn. Chỉ tay về mảnh ruộng trước mắt, ông cho biết: Mảnh ruộng này, người dân chỉ trồng 1 vụ lúa rồi bỏ không, vì vậy ông đã mượn để tận dụng thả thêm ốc.

Ông Trần Khắc Tấn – Chủ tịch Hội nông dân thị xã cho biết: Nhận thấy vùng đất xã Quang Trung rất phù hợp để nuôi ốc nhồi – một loại nông sản có giá trị kinh tế cao, lại được thị trường ưa chuộng, Hội nông dân thị xã đã tuyên truyền, vận động người dân phát triển mô hình nuôi ốc. Hội đã hỗ trợ các hộ có nhu cầu vay vốn để tạo nguồn lực cho người dân đầu tư cải tạo ao, mua ốc giống; đồng thời phối hợp với phòng kinh tế và xã Quang Trung chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Ngoài sự hỗ trợ của Hội Nông dân thị xã về vốn và khoa học kỹ thuật, gia đình ông Thăng và các hộ nuôi ốc khác ở thôn 1 còn được Hội Nông dân xã hỗ trợ bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, giúp việc tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Mô hình nuôi ốc nhồi là một lựa chọn hiệu quả để nhiều người dân trên địa bàn xã Quang Trung nói riêng, thị xã Bỉm Sơn nói chung nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch đầu tư phù hợp, tránh ồ ạt theo phong trào dẫn đến khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Hà Nghĩa

Hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi ở xã Quang Trung.

Những năm qua, xã Quang Trung đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.Nhờ đó, người nông dân đãphát huy tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình với những nông sản mới ra đời, cho hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và thúc đẩy ngành nông nghiệp của xã phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi ở xã Quang Trung là một ví dụ điển hình.

637422710.jpg
Trước đây, gia đình ông Phạm Duy Thăng – Thôn 1, xã Quang Trung sử dụng khoảng 600m2mặt nước ao để trồng rau muống, rau cần. Công việc quanh năm vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Thế nên khi xã tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Thăng đã trăn trở lựa chọn. Sau quá trình tìm hiểu qua internet, ông nhận thấy, ốc nhồi là loài dễ nuôi, dễ chăm sóc, thức ăn của ốc đa dạng lại có sẵn, phù hợp để nuôi thả trên diện tích ao nhà mình. Vì vậy, ông đã bàn với vợ cải tạo lại ao, nuôi bèo và đặt mua ốc giống ở thành phố Sa Đéc.

Thời gian đầu, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nên ốc bị chết hơn một nửa. Thế nhưng điều đó không làm ông nản chí. Ông dành nhiều thời gian hơn để tích lũy kiến thức, kỹ thuật. Trong quá trình nuôi, ông chú ý hơn về mực nước, lượng thức ăn vừa đủ, đảm bảo cho sự phát triển của ốc mà không bị dư thừa, làm ô nhiễm môi trường ao. Nhờ nắm vững và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, nuôi thả nên ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt. Sau khoảng 4 tháng có thể thu hoạch.

Giờ đây, hằng ngày, vợ con ông đều mang ốc ra chợ bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Ngoài ra còn cung cấp cho thương lái để bỏ hàng tại các nhà hàng trên địa bàn thị xã. Ông nhẩm tính, sau khi trừ đi chi phí, mỗi tháng gia đình ông thu về khoảng hơn 20 triệu đồng.
Ngoài việc cung cấp ốc thương phẩm, ông Thăng còn cung cấp ốc giống ra thị trường. Ốc nhồi sinh sản quanh năm, nhưng để sinh sản tự nhiên tỷ lệ nở con sẽ thấp. Vì vậy hằng ngày ông Thăng đều thu gom trứng vào thùng ấp. Trong quá trình ấp trứng, ông phun nước để giữ độ ẩm cho trứng. Sau khi trứng nở, ông thả ốc con vào bể riêng, nuôi khoảng 10 ngày thì cho xuống ao theo từng khu vực để dễ dàng cung cấp ốc giống cho khách hàng.

Ông chia sẻ: Nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc nuôi ốc, nhiều hộ dân ở thôn 1 đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm. Ông đã nhiệt tình chia sẻ kỹ thuật nuôi ốc và cung cấp ốc giống cho mọi người. Đến nay, ở Thôn 1 đã có khoảng 10 hộ dân chuyển sang nuôi ốc nhồi. Hầu hết sau khi chuyển đổi, thu nhập của các hộ được nâng cao so với trước kia.

Đưa chúng tôi thăm quan ao nuôi ốc của gia đình, ông Thăng nhớ về những ngày còn trồng rau muống, rau cần. Ông nhẩm tính: Nuôi ốc nhồi cho thu nhập cao hơn hẳn việc trồng rau, mà lại nhàn hơn. Chỉ tay về mảnh ruộng trước mắt, ông cho biết: Mảnh ruộng này, người dân chỉ trồng 1 vụ lúa rồi bỏ không, vì vậy ông đã mượn để tận dụng thả thêm ốc.

Ông Trần Khắc Tấn – Chủ tịch Hội nông dân thị xã cho biết: Nhận thấy vùng đất xã Quang Trung rất phù hợp để nuôi ốc nhồi – một loại nông sản có giá trị kinh tế cao, lại được thị trường ưa chuộng, Hội nông dân thị xã đã tuyên truyền, vận động người dân phát triển mô hình nuôi ốc. Hội đã hỗ trợ các hộ có nhu cầu vay vốn để tạo nguồn lực cho người dân đầu tư cải tạo ao, mua ốc giống; đồng thời phối hợp với phòng kinh tế và xã Quang Trung chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Ngoài sự hỗ trợ của Hội Nông dân thị xã về vốn và khoa học kỹ thuật, gia đình ông Thăng và các hộ nuôi ốc khác ở thôn 1 còn được Hội Nông dân xã hỗ trợ bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, giúp việc tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Mô hình nuôi ốc nhồi là một lựa chọn hiệu quả để nhiều người dân trên địa bàn xã Quang Trung nói riêng, thị xã Bỉm Sơn nói chung nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch đầu tư phù hợp, tránh ồ ạt theo phong trào dẫn đến khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Hà Nghĩa

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC

Tiến độ giải quyết TTHC