Liên kết Website
Hội viên nông dân Nguyễn Duy Thăng Thôn 1, xã Quang Trung phát triển mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Về xã Quang Trung, hỏi thăm đường đến trang trại của ông Phạm Duy Thăng, ai ai cũng niềm nở dẫn đường. Tiếp đón chúng tôi trong trang trại nuôi thả ốc nhồi của mình, ông Thăng chia sẻ: Trong một lần ngồi trò chuyện với vài người bạn về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, hình ảnh con ốc nhồi lấm lem bùn đất nhưng ruột ăn giòn ngon, béo ngậy bỗng nhiên hiện hữu, mở ra cho ông hướng đi mới mẻ: Phát triển kinh tế từ nghề nuôi ốc nhồi.
Nghĩ là làm, ông Thăng bắt đầu chuyên tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nuôi bán, tiêu thụ ốc nhồi và tổng kết lại rằng: Ốc nhồi tuy là loài thân mềm có nhiều ngoài ao, đồng, thuở nhỏ thường đi bắt về ăn nhưng càng ngày, loài động vật này càng trở nên khan hiếm ngoài tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường đối với loài ốc nhồi này rất lớn, không chỉ là ốc thương phẩm mà cả ốc giống. Chính bởi vậy mà giá thành của loài ốc này khi xuất ra thị trường luôn ở mức khá cao. Tìm hiểu cách thức chăm, nuôi ốc nhồi trên mạng và qua những kinh nghiệm thực tiễn, ông Thăng càng có thêm quyết tâm đầu tư khởi nghiệp. Ông cho biết: “Quy trình chăm, nuôi ốc nhồi không quá phức tạp, chi phí đầu tư ban đầu không quá tốn kém. Đặc biệt, mình có thể chỉ động được nguồn thức ăn vì hầu hết ốc nhồi chỉ ăn bèo tấm, bèo hoa dâu, rong, rêu, bí ngô, đu đủ chín… Đây đều là những thứ có sẵn trong tự nhiên hoặc nếu có phải mua cũng không đòi hỏi mức chi quá lớn. Hơn nữa, ốc nhồi ít dịch bệnh nên khả năng rủi ro thấp”.
Bằng sự nhìn nhận của mình về thị trường, căn cứ vào thực tế tài chính của bản thân, sau thời gian tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về quy trình, cách thức chăm, nuôi ốc nhồi, năm 2018, ông Thăng bắt đầu nuôi thử nghiệm trong bể nhỏ. Đến năm 2020, ông Thăng hạ quyết tâm bỏ nghề thầu xây dựng đang làm với mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng để chuyên tâm đầu tư, phát triển mô hình trang trại nuôi ốc nhồi. Tuy nhiên, lần đầu tiên mở rộng quy mô ấy của ông thất bại. Thất bại không khiến ông Thăng nản chí mà càng khiến ông quyết tâm học hỏi, đầu tư bài bản hơn với tâm niệm “thất bại ở đâu đứng lên ở đó”. Sau nhiều nỗ lực, đến thời điểm hiện tại, ông Thăng đã xây dựng được trang trại nuôi ốc nhồi với diện tích khoảng 5000m2. Vào mùa ốc sinh sản (khoảng từ tháng 3 đến tháng 9), mỗi tháng, trang trại của ông Thăng xuất ra thị trường 5 vạn con ốc nhồi giống, ước tính đạt khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Trong tương lai, ông Thăng dự định sẽ thầu thêm khoảng 1 mẫu đất nữa nhằm mở rộng mô hình nuôi ốc nhồi phát triển kinh tế. Không dừng lại ở những thành công cá nhân, ông Thăngthường xuyên đồng hành, tích cực hỗ trợ con giống, trao đổi kiến thức giúp ông học hỏi và cùng xây dựng ước mơ khởi nghiệp với bà con nông dân trong xã.
Văn Lọc
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị thẩm định hồ sơ và đánh giá xã Quang Trung đạt tiêu chí An toàn thực phẩm nâng cao năm 2024
-
Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ
-
Đảm bảo An toàn thực phẩm trong mùa mưa bão, ngập lụt
-
Đoàn kiểm tra ATTP xã Quang Trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhân dịp tết Trung thu năm 2024
Hội viên nông dân Nguyễn Duy Thăng Thôn 1, xã Quang Trung phát triển mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Về xã Quang Trung, hỏi thăm đường đến trang trại của ông Phạm Duy Thăng, ai ai cũng niềm nở dẫn đường. Tiếp đón chúng tôi trong trang trại nuôi thả ốc nhồi của mình, ông Thăng chia sẻ: Trong một lần ngồi trò chuyện với vài người bạn về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, hình ảnh con ốc nhồi lấm lem bùn đất nhưng ruột ăn giòn ngon, béo ngậy bỗng nhiên hiện hữu, mở ra cho ông hướng đi mới mẻ: Phát triển kinh tế từ nghề nuôi ốc nhồi.
Nghĩ là làm, ông Thăng bắt đầu chuyên tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nuôi bán, tiêu thụ ốc nhồi và tổng kết lại rằng: Ốc nhồi tuy là loài thân mềm có nhiều ngoài ao, đồng, thuở nhỏ thường đi bắt về ăn nhưng càng ngày, loài động vật này càng trở nên khan hiếm ngoài tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường đối với loài ốc nhồi này rất lớn, không chỉ là ốc thương phẩm mà cả ốc giống. Chính bởi vậy mà giá thành của loài ốc này khi xuất ra thị trường luôn ở mức khá cao. Tìm hiểu cách thức chăm, nuôi ốc nhồi trên mạng và qua những kinh nghiệm thực tiễn, ông Thăng càng có thêm quyết tâm đầu tư khởi nghiệp. Ông cho biết: “Quy trình chăm, nuôi ốc nhồi không quá phức tạp, chi phí đầu tư ban đầu không quá tốn kém. Đặc biệt, mình có thể chỉ động được nguồn thức ăn vì hầu hết ốc nhồi chỉ ăn bèo tấm, bèo hoa dâu, rong, rêu, bí ngô, đu đủ chín… Đây đều là những thứ có sẵn trong tự nhiên hoặc nếu có phải mua cũng không đòi hỏi mức chi quá lớn. Hơn nữa, ốc nhồi ít dịch bệnh nên khả năng rủi ro thấp”.
Bằng sự nhìn nhận của mình về thị trường, căn cứ vào thực tế tài chính của bản thân, sau thời gian tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về quy trình, cách thức chăm, nuôi ốc nhồi, năm 2018, ông Thăng bắt đầu nuôi thử nghiệm trong bể nhỏ. Đến năm 2020, ông Thăng hạ quyết tâm bỏ nghề thầu xây dựng đang làm với mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng để chuyên tâm đầu tư, phát triển mô hình trang trại nuôi ốc nhồi. Tuy nhiên, lần đầu tiên mở rộng quy mô ấy của ông thất bại. Thất bại không khiến ông Thăng nản chí mà càng khiến ông quyết tâm học hỏi, đầu tư bài bản hơn với tâm niệm “thất bại ở đâu đứng lên ở đó”. Sau nhiều nỗ lực, đến thời điểm hiện tại, ông Thăng đã xây dựng được trang trại nuôi ốc nhồi với diện tích khoảng 5000m2. Vào mùa ốc sinh sản (khoảng từ tháng 3 đến tháng 9), mỗi tháng, trang trại của ông Thăng xuất ra thị trường 5 vạn con ốc nhồi giống, ước tính đạt khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Trong tương lai, ông Thăng dự định sẽ thầu thêm khoảng 1 mẫu đất nữa nhằm mở rộng mô hình nuôi ốc nhồi phát triển kinh tế. Không dừng lại ở những thành công cá nhân, ông Thăngthường xuyên đồng hành, tích cực hỗ trợ con giống, trao đổi kiến thức giúp ông học hỏi và cùng xây dựng ước mơ khởi nghiệp với bà con nông dân trong xã.
Văn Lọc