Liên kết Website
Mô hình nuôi xen tôm càng xanh – lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hội viên nông dân Trần Xuân Hạnh
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cùng nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con nông dân, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai thực hiện Mô hình nuôi xen Tôm Càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại xã Quang Trung.
Mô hình nuôi tôm càng xanh của hội viên nông dân Trần Xuân Hạnh – Thôn 1 – xã Quang Trung trên diện tích 1,5 ha; số lượng thả 45.000 con giống, Mật độ thả 3 con/m2. Để thực hiện mô hình, các hộ phải đối ứng 100% diện tích ruộng nuôi, trang thiết bị, dụng cụ nuôi; 50% về tôm giống và thức ăn; 100% về thuốc phòng trị bệnh và bố trí nhân công chăm sóc nuôi dưỡng tôm.
Do được tập huấn, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đồng thời được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã, sau 6 tháng nuôi thả, tôm càng xanh đã bước vào giai đoạn thu hoạch; tỷ lệ sống đạt 61%; trọng lượng tôm đạt trung bình 30 con/kg; năng suất trung bình đạt 0,61 tấn/ha; Tại thời điểm hiện tại, tôm có giá bán từ 200.000đồng - 250.000đồng/kg; Tổng lãi của mô hình đạt trên 97 triệu đồng.
Ông Trần Xuân Hạnh cho biết: Tôm càng xanh là loại tôm khá dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, ngoài thức ăn công nghiệp có thể tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để bổ sung như cá tạp, tép... Nhờ đó giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Với việc nuôi thả 37.500 con tôm trên diện tích 1,25 ha, vừa qua gia đình thu hoạch được 801kg tôm thương phẩm; sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận trên 51 triệu đồng.
Kết quả từ mô hình cho thấy tôm càng xanh dễ nuôi, ít bệnh tật... có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xã Quang Trung nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung; là đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sản lượng cao, thời gian nuôi vừa phải. Việc nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa mang lại hiệu quả bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng ruộng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả hoặc một vụ lúa và một vụ tôm. Hiện tại tôm càng xanh đã được Hội nông dân xã tổ chức truyền thông trên các trang mạng xã hội góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, mô hình nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là một giải pháp tối ưu, tạo môi trường sinh thái bền vững, mở ra hướng đi mới làm thay đổi tập quán canh tác cho người dân. Để nhân rộng mô hình trong thời gian tới đạt cả về năng suất, chất lượng và lợi nhận cao, đề nghị các chính quyền, đoàn thể địa phương nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả để các tổ chức sản xuất và nông dân nắm, tự nguyện tham gia thực hiện, nhằm tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng phục vụ cho tiêu thụ bền vững. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục cho xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã trong những năm tiếp theo.
Văn Lọc
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị thẩm định hồ sơ và đánh giá xã Quang Trung đạt tiêu chí An toàn thực phẩm nâng cao năm 2024
-
Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ
-
Đảm bảo An toàn thực phẩm trong mùa mưa bão, ngập lụt
-
Đoàn kiểm tra ATTP xã Quang Trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhân dịp tết Trung thu năm 2024
Mô hình nuôi xen tôm càng xanh – lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hội viên nông dân Trần Xuân Hạnh
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cùng nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con nông dân, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai thực hiện Mô hình nuôi xen Tôm Càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại xã Quang Trung.
Mô hình nuôi tôm càng xanh của hội viên nông dân Trần Xuân Hạnh – Thôn 1 – xã Quang Trung trên diện tích 1,5 ha; số lượng thả 45.000 con giống, Mật độ thả 3 con/m2. Để thực hiện mô hình, các hộ phải đối ứng 100% diện tích ruộng nuôi, trang thiết bị, dụng cụ nuôi; 50% về tôm giống và thức ăn; 100% về thuốc phòng trị bệnh và bố trí nhân công chăm sóc nuôi dưỡng tôm.
Do được tập huấn, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đồng thời được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã, sau 6 tháng nuôi thả, tôm càng xanh đã bước vào giai đoạn thu hoạch; tỷ lệ sống đạt 61%; trọng lượng tôm đạt trung bình 30 con/kg; năng suất trung bình đạt 0,61 tấn/ha; Tại thời điểm hiện tại, tôm có giá bán từ 200.000đồng - 250.000đồng/kg; Tổng lãi của mô hình đạt trên 97 triệu đồng.
Ông Trần Xuân Hạnh cho biết: Tôm càng xanh là loại tôm khá dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, ngoài thức ăn công nghiệp có thể tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để bổ sung như cá tạp, tép... Nhờ đó giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Với việc nuôi thả 37.500 con tôm trên diện tích 1,25 ha, vừa qua gia đình thu hoạch được 801kg tôm thương phẩm; sau khi trừ chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận trên 51 triệu đồng.
Kết quả từ mô hình cho thấy tôm càng xanh dễ nuôi, ít bệnh tật... có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xã Quang Trung nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung; là đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sản lượng cao, thời gian nuôi vừa phải. Việc nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa mang lại hiệu quả bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng ruộng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả hoặc một vụ lúa và một vụ tôm. Hiện tại tôm càng xanh đã được Hội nông dân xã tổ chức truyền thông trên các trang mạng xã hội góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, mô hình nuôi xen Tôm càng xanh – Lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm là một giải pháp tối ưu, tạo môi trường sinh thái bền vững, mở ra hướng đi mới làm thay đổi tập quán canh tác cho người dân. Để nhân rộng mô hình trong thời gian tới đạt cả về năng suất, chất lượng và lợi nhận cao, đề nghị các chính quyền, đoàn thể địa phương nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả để các tổ chức sản xuất và nông dân nắm, tự nguyện tham gia thực hiện, nhằm tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng phục vụ cho tiêu thụ bền vững. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục cho xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã trong những năm tiếp theo.
Văn Lọc