Truy cập

Hôm nay:
4292
Hôm qua:
7316
Tuần này:
44791
Tháng này:
157426
Tất cả:
1485488

Bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa xuất hiện 02 trường hợp mắc bệnh Bạch Hầu tại Huyện Mường Lát. Hai ca bệnh là L.V.Th., sinh năm 2014 và M.Th.O., sinh năm 1950, trú tại khu Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.

Để tăng cường công tác phòng chống bệnh Bạch Hầu trên địa bàn toàn Thị xã, người dân cần hiểu rõ về bệnh và phòng, chống như sau:

- Bệnh Bạch hầu: là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản do khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheria sinh ngoại độc tố.

- Đường truyền bệnh: Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… lúc này giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

- Lứa tuổi mắc bệnh: Chủ yếu mắc ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin bạch hầu. Hiện nay đã ghi nhận ca mắc ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bạch hầu thấp.

- Thời kỳ ủ bệnh: Từ 2 - 5 ngày, có các biểu hiện như sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, ho, đau họng, hàm sưng đau, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng.

- Biến chứng: Bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn, tỷ lệ tử vong khoảng từ 5 - 10%.

- Phòng chống bệnh bạch hầu:

Bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin:

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu:

- Tiêm lần 1: Khi trẻ đủ 02 tháng tuổi.

- Tiêm lần 2: Ít nhất 01 tháng sau lần 1.

- Tiêm lần 3: Ít nhất 01 tháng sau lần 2.

- Tiêm nhắc lại: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

- Tiêm nhắc lại: Khi trẻ đủ 7 tuổi.

(Khả năng bảo vệ của vắc xin bạch hầu suy giảm theo thời gian, việc tiêm mũi nhắc là rất cần thiết).

Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú ý:

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

Bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa xuất hiện 02 trường hợp mắc bệnh Bạch Hầu tại Huyện Mường Lát. Hai ca bệnh là L.V.Th., sinh năm 2014 và M.Th.O., sinh năm 1950, trú tại khu Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.

Để tăng cường công tác phòng chống bệnh Bạch Hầu trên địa bàn toàn Thị xã, người dân cần hiểu rõ về bệnh và phòng, chống như sau:

- Bệnh Bạch hầu: là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản do khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheria sinh ngoại độc tố.

- Đường truyền bệnh: Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… lúc này giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

- Lứa tuổi mắc bệnh: Chủ yếu mắc ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin bạch hầu. Hiện nay đã ghi nhận ca mắc ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bạch hầu thấp.

- Thời kỳ ủ bệnh: Từ 2 - 5 ngày, có các biểu hiện như sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, ho, đau họng, hàm sưng đau, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng.

- Biến chứng: Bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn, tỷ lệ tử vong khoảng từ 5 - 10%.

- Phòng chống bệnh bạch hầu:

Bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin:

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu:

- Tiêm lần 1: Khi trẻ đủ 02 tháng tuổi.

- Tiêm lần 2: Ít nhất 01 tháng sau lần 1.

- Tiêm lần 3: Ít nhất 01 tháng sau lần 2.

- Tiêm nhắc lại: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

- Tiêm nhắc lại: Khi trẻ đủ 7 tuổi.

(Khả năng bảo vệ của vắc xin bạch hầu suy giảm theo thời gian, việc tiêm mũi nhắc là rất cần thiết).

Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú ý:

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC