Truy cập

Hôm nay:
352
Hôm qua:
941
Tuần này:
6856
Tháng này:
29785
Tất cả:
1575567

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

SKĐS - Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu đang trong tình trạng thảm họa hoặc khẩn cấp như bão lũ, mọi người cần thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn.

1. Thực phẩm nên vứt bỏ sau bão lũ

Các tình huống khẩn cấp như bão lũ sẽ không có điện. Thực phẩmđông lạnhhoặc lạnh có thể không an toàn để ăn sau khi mất điện. Thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ cũng không an toàn để ăn.

Không bao giờ nếm thử thức ăn để biết nó có an toàn để ăn hay không mà khi nghi ngờ, hãy vứt bỏ chúng.

Vứt bỏ thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh (thịt, cá, trái cây và rau cắt nhỏ, trứng, sữa và thức ăn thừa) sau 4 giờ mất điện hoặc không có nguồn lạnh như đá. Vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có mùi, màu sắc hoặc kết cấu bất thường.

Những thực phẩm nên vứt bỏ bao gồm:

- Thực phẩm dễ hỏng không được làm lạnh hoặc đông lạnh đúng cách do mất điện.

- Thực phẩm có thể đã tiếp xúc với nước lũ hoặc nước mưa.

- Thức ăn có mùi, màu sắc hoặc kết cấu khác thường.

- Thực phẩm trong bao bì không chống thấm nước.

- Thực phẩm trong hộp các tông, bao gồm hộp đựng nước trái cây/sữa/sữa bột trẻ em.

- Hộp đựng thực phẩm có nắp vặn, nắp xoắn, nắp lật và nắp bấm.

- Thực phẩm đóng hộp tại nhà và thực phẩm đóng hộp hoặc hộp đựng thực phẩm bị phồng, hở hoặc bị hư hỏng.

- Vứt bỏ các lon hoặc hộp đựng thực phẩm bắn ra chất lỏng hoặc bọt khi bạn mở chúng hoặc chứa thực phẩm bị đổi màu, mốc hoặc có mùi hôi.

Những dụng cụ ăn uống nên vứt bỏ:

Bao gồm thớt gỗ, núm vú bình sữa và núm vú giả nếu chúng tiếp xúc với nước lũ. Các phương phápkhử trùngkhông hiệu quả để loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước lũ khỏi những vật dụng này.

2. Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị ngập nước

Làm sạch và khử trùng bát đĩa, đồ dùng và các bề mặt khác tiếp xúc với thực phẩm (như ngăn tủ lạnh hoặc mặt bàn bếp) theo quy trình 4 bước:

Bước 1:Rửa bằng nước xà phòng nóng.

Bước 2:Rửa sạch bằng nước sạch và an toàn.

Bước 3:Vệ sinh: Pha dung dịch gồm 1 cốc (8 oz/240ml) thuốc tẩy clo gia dụng không mùi trong 5 gallon (= 18,9 lít) nước sạch. Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy rửa trong 1 phút (dung dịch phải ngập hoàn toàn các vật dụng). Đối với các vật dụng mà bạn không thể cho vào dung dịch (như mặt bàn bếp), hãy dùng khăn thấm dung dịch.

Bước 4:Để khô tự nhiên.

3. Cách xử lý, bảo quản thực phẩm chế biến sẵn trong hộp, túi nhựa hoặc kim loại

- Nếu có thể hãy bỏ nhãn.

- Chải hoặc lau sạch bụi bẩn hoặc bùn.

- Rửa hộp và túi bằng nước xà phòng nóng.

- Rửa sạch hộp và túi bằng nước sạch.

- Khử trùng hộp và túi đựng bằng cách ngâm vào nồi nước, đun sôi và tiếp tục đun sôi trong 2 phút.

- Dán lại nhãn hộp hoặc túi bằng bút đánh dấu, ghi ngày hết hạn.

- Sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đóng túi càng sớm càng tốt.
(Theo Báo Sức khỏe và Đời sống)

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

SKĐS - Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu đang trong tình trạng thảm họa hoặc khẩn cấp như bão lũ, mọi người cần thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn.

1. Thực phẩm nên vứt bỏ sau bão lũ

Các tình huống khẩn cấp như bão lũ sẽ không có điện. Thực phẩmđông lạnhhoặc lạnh có thể không an toàn để ăn sau khi mất điện. Thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ cũng không an toàn để ăn.

Không bao giờ nếm thử thức ăn để biết nó có an toàn để ăn hay không mà khi nghi ngờ, hãy vứt bỏ chúng.

Vứt bỏ thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh (thịt, cá, trái cây và rau cắt nhỏ, trứng, sữa và thức ăn thừa) sau 4 giờ mất điện hoặc không có nguồn lạnh như đá. Vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có mùi, màu sắc hoặc kết cấu bất thường.

Những thực phẩm nên vứt bỏ bao gồm:

- Thực phẩm dễ hỏng không được làm lạnh hoặc đông lạnh đúng cách do mất điện.

- Thực phẩm có thể đã tiếp xúc với nước lũ hoặc nước mưa.

- Thức ăn có mùi, màu sắc hoặc kết cấu khác thường.

- Thực phẩm trong bao bì không chống thấm nước.

- Thực phẩm trong hộp các tông, bao gồm hộp đựng nước trái cây/sữa/sữa bột trẻ em.

- Hộp đựng thực phẩm có nắp vặn, nắp xoắn, nắp lật và nắp bấm.

- Thực phẩm đóng hộp tại nhà và thực phẩm đóng hộp hoặc hộp đựng thực phẩm bị phồng, hở hoặc bị hư hỏng.

- Vứt bỏ các lon hoặc hộp đựng thực phẩm bắn ra chất lỏng hoặc bọt khi bạn mở chúng hoặc chứa thực phẩm bị đổi màu, mốc hoặc có mùi hôi.

Những dụng cụ ăn uống nên vứt bỏ:

Bao gồm thớt gỗ, núm vú bình sữa và núm vú giả nếu chúng tiếp xúc với nước lũ. Các phương phápkhử trùngkhông hiệu quả để loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước lũ khỏi những vật dụng này.

2. Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị ngập nước

Làm sạch và khử trùng bát đĩa, đồ dùng và các bề mặt khác tiếp xúc với thực phẩm (như ngăn tủ lạnh hoặc mặt bàn bếp) theo quy trình 4 bước:

Bước 1:Rửa bằng nước xà phòng nóng.

Bước 2:Rửa sạch bằng nước sạch và an toàn.

Bước 3:Vệ sinh: Pha dung dịch gồm 1 cốc (8 oz/240ml) thuốc tẩy clo gia dụng không mùi trong 5 gallon (= 18,9 lít) nước sạch. Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy rửa trong 1 phút (dung dịch phải ngập hoàn toàn các vật dụng). Đối với các vật dụng mà bạn không thể cho vào dung dịch (như mặt bàn bếp), hãy dùng khăn thấm dung dịch.

Bước 4:Để khô tự nhiên.

3. Cách xử lý, bảo quản thực phẩm chế biến sẵn trong hộp, túi nhựa hoặc kim loại

- Nếu có thể hãy bỏ nhãn.

- Chải hoặc lau sạch bụi bẩn hoặc bùn.

- Rửa hộp và túi bằng nước xà phòng nóng.

- Rửa sạch hộp và túi bằng nước sạch.

- Khử trùng hộp và túi đựng bằng cách ngâm vào nồi nước, đun sôi và tiếp tục đun sôi trong 2 phút.

- Dán lại nhãn hộp hoặc túi bằng bút đánh dấu, ghi ngày hết hạn.

- Sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đóng túi càng sớm càng tốt.
(Theo Báo Sức khỏe và Đời sống)

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC